17/10/2023
6,174 lượt đọc
Nếu bạn đã dùng Margin (tiền vay - tiền ký quỹ) trong các kênh đầu tư như Chứng khoán, Coin, Forex, hoặc thậm chí tệ hơn là bị Call Margin thì chúng ta có 1 điểm chung đầu tiên rồi đấy.
Tuy nhiên ngay cả khi bạn chưa bao giờ dùng Margin, thì bạn cũng cần biết rằng danh mục của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi lượng Margin trên thị trường. Đó là vì hiệu ứng Call Margin chéo mà mình sẽ giải thích sau đây.
1, CALL MARGIN LÀ GÌ?
Công thức:
Ví dụ bạn có 40 triệu, vay Margin 60 triệu và mua full danh mục. Lúc này Tổng giá trị danh mục sẽ là 100 triệu (40tr+60tr=100tr). Vậy thì Tỷ lệ Margin sẽ là 40% (40tr/100tr).
Nếu danh mục của bạn giảm 20 triệu, còn 80 triệu, thì 20 triệu này sẽ bị trừ và Tài sản ròng của bạn (40 triệu), còn lượng Margin vẫn giữ nguyên (60 triệu). Khi đó tài sản ròng của bạn là 20 triệu, Tổng giá trị danh mục là 80 triệu (20tr+60tr=80tr). Tỷ lệ Margin lúc này sẽ là 25% (20tr/80tr).
(1) Mức Margin Call (thường là 30%): Nếu Tỷ lệ Margin giảm xuống dưới mức này thì Công ty Chứng khoán (CTCK) sẽ thông báo bạn cần nộp thêm tiền để đưa về tỷ lệ an toàn >30%. Bạn có 1 đến 2 ngày để nộp tiền, nếu không thì họ sẽ tự bán cổ phiếu của bạn để đưa về Tỷ lệ Margin về mức an toàn (>30%).
(2) Mức Force Sell (thường là 20%): Nếu Tỷ lệ Margin giảm xuống dưới mức này thì CTCK sẽ tự động bán cổ phiếu trong danh mục của bạn để thu tiền về và đảm bảo tỷ lệ an toàn (ko cần thông báo với bạn).
Hai mức Margin Call và Force Sell này sẽ thay đổi tùy vào mỗi CTCK, mỗi mã cổ phiếu và mỗi giai đoạn thị trường khác nhau (Ảnh 1).
2, CALL MARGIN CHÉO LÀ GÌ?
Call Margin chéo: là hiện tượng xảy ra khi CTCK không bán được các cổ phiếu đang rơi vào vùng nguy hiểm (Call Margin hoặc Force Sell), do cổ phiếu đó đã chạm giá sàn. Do đó họ phải bán các cổ phiếu khác trong danh mục của bạn, với mục tiêu đưa Tỷ lệ Margin của danh mục bạn về vùng an toàn. Kết quả là các cổ phiếu khác cũng bị giảm sàn theo các cổ phiếu bị Margin Call.
Hiện tượng này thường xuất hiện khi thị trường điều chỉnh mạnh và tỷ lệ Margin trên toàn thị trường ở mức cao (Ảnh 2), kết quả cuối cùng là hàng loạt cổ phiếu nằm sàn la liệt (Ví dụ như phiên ngày 25/09 vừa xong). Do đó ngay cả khi bạn cầm những cổ phiếu an toàn (không đầu cơ) hay là không dùng Margin thì vẫn sẽ bị ảnh hưởng bởi yếu tố này.
----------------------------
*** KẾT LUẬN: Hãy quan sát yếu tố Margin trên thị trường ngay cả khi danh mục bạn không dùng đến nó, đặc biệt là trong những giai đoạn thị trường hưng phấn và tăng giá mạnh.
0 / 5
Trong lĩnh vực giao dịch tài chính, khả năng xác định chỉ báo đảo chiều chính xác nhất chính là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của một giao dịch. Việc nhận diện các tín hiệu đảo chiều đáng tin cậy trong bối cảnh thị trường luôn biến động không chỉ giúp tối ưu hóa lợi nhuận mà còn bảo vệ nhà giao dịch khỏi những tổn thất tiềm tàng.
RSI (Relative Strength Index) là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật phổ biến, giúp các nhà giao dịch xác định các điểm đảo chiều tiềm năng và đưa ra quyết định giao dịch thông minh hơn.
Trong phân tích kỹ thuật, biểu đồ nến là một trong những công cụ phổ biến nhất mà các nhà giao dịch sử dụng để xác định xu hướng, sự biến động giá và các điểm vào/ra giao dịch tiềm năng. Trong số các loại mô hình nến, nến Bullish Marubozu được coi là một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy động lực thị trường đang nghiêng về phía người mua. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về mẫu nến Bullish Marubozu, cách nó được hình thành, ý nghĩa, và cách các nhà giao dịch có thể tận dụng nó để đạt lợi thế trên thị trường.
Trong thị trường chứng khoán, việc nhận biết các tín hiệu đảo chiều là một trong những kỹ năng quan trọng giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định kịp thời, giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận. Các mẫu nến đảo chiều mạnh không chỉ là công cụ phân tích kỹ thuật hữu ích mà còn là "kim chỉ nam" để dự đoán sự thay đổi xu hướng giá. Dựa vào các mô hình nến này, nhà đầu tư có thể nhận diện thời điểm thị trường sắp tăng hoặc giảm, từ đó xây dựng chiến lược giao dịch hiệu quả.
Trong quá trình thực hiện backtest một chiến lược giao dịch đơn lẻ hoặc toàn bộ danh mục đầu tư, nhiều nhà giao dịch mắc phải những sai lầm phổ biến. Những lỗi này có thể dẫn đến kết quả backtest không chính xác và khiến chiến lược thất bại khi áp dụng vào thị trường thực tế. Dưới đây là 6 lỗi phổ biến nhất và các cách để tránh chúng, có bổ sung ví dụ và bảng minh họa.
Trong giao dịch, việc backtest một chiến lược là bước đầu tiên để đánh giá tính hiệu quả của nó. Tuy nhiên, việc chỉ dựa vào một kết quả backtest tốt để quyết định áp dụng vào thực tế là một sai lầm phổ biến và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Một chiến lược có thể đạt hiệu suất vượt trội trên dữ liệu lịch sử đơn thuần do sự may mắn ngẫu nhiên, nhưng lại thất bại hoàn toàn khi gặp các điều kiện thị trường khác biệt trong tương lai.
Được nghiên cứu và phát triển bởi các chuyên gia từ QMTrade và cộng đồng nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Truy cập ngay!