10/05/2025
345 lượt đọc
Bar chart là công cụ đơn giản nhưng nếu khai thác đúng cách, nó mở ra rất nhiều cơ hội để hiểu rõ tâm lý thị trường và tìm kiếm điểm mua bán tối ưu. Thị trường chứng khoán Việt Nam luôn biến động bất ngờ, dòng tiền hay bị chi phối bởi tâm lý đám đông, nên việc quan sát từng phiên giao dịch qua bar chart là bước đi không thể bỏ qua với nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Up day – phiên đóng cửa cao hơn mở cửa – thường khiến nhà đầu tư yên tâm rằng cổ phiếu đang đi lên. Nhưng không phải phiên xanh nào cũng đáng tin. Có những phiên mở cao rồi lình xình cả ngày, đóng xanh nhẹ nhờ kéo ATC. Trái lại, cũng có phiên mở thấp nhưng lực mua mạnh liên tục đẩy giá lên, đóng sát đỉnh, cho thấy dòng tiền thực sự nhập cuộc.
HPG đầu 2021 là ví dụ rõ. Sau khi điều chỉnh về 40.000 đồng, xuất hiện loạt phiên xanh kèm thanh khoản mạnh, cổ phiếu bật lên gần 30% chỉ trong vài tuần. Nhưng cuối 2022, HPG cũng có nhiều phiên xanh nhỏ dù đang trong xu hướng giảm dài hạn; thanh khoản yếu, giá bật rồi lại rơi, cho thấy không có dòng tiền lớn tham gia.
Trong phân tích kỹ thuật, không chỉ nhìn “phiên xanh” mà còn phải đọc được: thanh khoản có bùng nổ không, giá đóng cửa nằm ở vùng nào, và xu hướng lớn có ủng hộ không. Một up day thật sự mạnh chỉ có giá trị khi tất cả yếu tố này đồng thuận.
Down day – phiên giá đóng thấp hơn mở – dễ khiến nhà đầu tư hoang mang. Nhưng không phải lúc nào phiên đỏ cũng là tin xấu. Có khi chỉ là chốt lời sau nhịp tăng nóng, cũng có lúc là dấu hiệu dòng tiền rút lui thực sự.
Giai đoạn cuối 2022, NVL xuất hiện liên tiếp những phiên giảm mạnh, thanh khoản cao đột biến. Đây không còn là chỉnh kỹ thuật mà là dấu hiệu xả hàng dứt khoát. Giá cổ phiếu giảm sâu liên tục sau đó, đúng như tín hiệu mà bar chart đã cảnh báo từ sớm.
Ngược lại, SSI từng có những phiên đỏ sau nhịp tăng nhưng khối lượng vẫn duy trì ở mức thấp, giá không thủng hỗ trợ, cho thấy chỉ là pha điều chỉnh nhẹ. Cổ phiếu sau đó nhanh chóng quay lại xu hướng tăng.
Thay vì hoảng sợ khi gặp down day, điều cần làm là: so sánh khối lượng, kiểm tra vùng hỗ trợ, và đặt nó trong bối cảnh xu hướng chung. Đó là cách để phân biệt giữa cú chỉnh lành mạnh và tín hiệu đảo chiều thật sự.
Outside day – phiên mà giá cao nhất vượt đỉnh hôm trước và giá thấp nhất cũng xuyên thủng đáy hôm trước – thể hiện sự giằng co quyết liệt giữa bên mua và bán. Tín hiệu này rất hữu ích trong những giai đoạn thị trường chuẩn bị chuyển pha hoặc sau tin tức lớn.
Tháng 10/2023, VN-Index có phiên outside day đặc biệt: mở cửa tăng mạnh nhờ tin hỗ trợ vĩ mô, nhưng áp lực bán gia tăng nhanh khiến chỉ số đóng sát đáy và thanh khoản vọt lên. Ngay sau đó thị trường bước vào nhịp chỉnh kéo dài gần một tháng. Bar chart đã phát tín hiệu sớm cho thấy lực mua yếu dần, và bên bán đang chiếm ưu thế.
FPT từng có outside day đóng cửa sát đỉnh với thanh khoản lớn trong đợt phá vỡ vùng 80.000 đồng. Sau phiên này, cổ phiếu bứt phá mạnh, xác nhận xu hướng tăng được củng cố.
Với outside day, vị trí đóng cửa rất quan trọng. Đóng gần đáy: bên bán thắng thế. Đóng gần đỉnh: bên mua chiếm ưu thế. Ngoài ra, đừng bỏ qua yếu tố khối lượng – không có dòng tiền thật thì mọi tín hiệu kỹ thuật chỉ là “ảo giác”.
Inside day – khi toàn bộ biên độ giá nằm gọn trong phiên trước đó – thường cho thấy thị trường đang chờ đợi, chưa quyết định hướng đi. Nhưng khi inside day xuất hiện sau nhịp biến động mạnh hoặc lặp lại nhiều phiên liên tiếp, đó là tín hiệu thị trường tích lũy, chuẩn bị bứt phá.
VHM tháng 7/2023 là ví dụ. Sau nhiều phiên tích lũy quanh vùng 60.000 đồng với loạt inside day, cổ phiếu bất ngờ bùng nổ khi dòng tiền vào mạnh, phá vỡ vùng cản và tăng gần 15% trong thời gian ngắn.
Inside day tạo cơ hội tối ưu điểm mua – đặt lệnh quanh biên dưới của inside day và stop-loss sát ngay dưới hỗ trợ, giúp giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, không phải inside day nào cũng dẫn tới biến động lớn; cần xem xét yếu tố khối lượng và xu hướng lớn trước khi đưa ra quyết định.
Bar chart là công cụ giúp nhà đầu tư không chỉ nhìn thấy giá, mà còn đọc được hành vi dòng tiền và tâm lý thị trường qua từng phiên giao dịch. Nhưng để khai thác hiệu quả, cần thoát khỏi lối nghĩ “thấy xanh là mua, thấy đỏ là bán” mà phải kết hợp nhiều yếu tố: khối lượng, xu hướng chung, vùng hỗ trợ/kháng cự. Đặc biệt ở thị trường chứng khoán Việt Nam, nơi biến động thường rất nhanh và bất ngờ, sự tỉnh táo và kỷ luật luôn là yếu tố quyết định.
0 / 5
Warren Buffett, người được mệnh danh là Oracle of Omaha, lại một lần nữa chứng minh tại sao ông luôn được coi là một trong những nhà đầu tư vĩ đại nhất. Trong năm 2025, Berkshire Hathaway của ông tiếp tục lập kỷ lục mới, với chín phiên giao dịch kỷ lục. Trong khi đó, S&P 500 lại gặp khó khăn, giảm 3,5% tính đến hiện tại.
Khi QM Capital chia sẻ lại chiến lược Momentum Trading, QM Capital không xem đây là một phương pháp có thể nhân đôi tài khoản trong thời gian ngắn. Thay vào đó, lý do team lựa chọn tái đề cập đến chiến lược này là bởi vì đây là một trong số rất ít các hệ thống đầu tư được xây dựng dựa trên cơ sở học thuật vững chắc, có tính kỷ luật cao và đã được kiểm chứng qua thời gian tại cả các thị trường phát triển như Hoa Kỳ lẫn các thị trường như Việt Nam.
Mỗi năm, Bloomberg thường thu thập các dự báo từ các chuyên gia về thị trường S&P 500. Những dự báo này được thể hiện dưới dạng những cột màu hồng, trong khi kết quả thực tế lại được đánh dấu bằng những chấm đen. Dữ liệu này đã được theo dõi suốt hơn 25 năm, và kết quả là: phần lớn thời gian, thị trường thực tế lại đi xa hơn hoặc ngược lại với những gì các chuyên gia dự báo.
Trong đầu tư, đặc biệt là trong giao dịch thuật toán (quant trading), các nhà đầu tư sử dụng nhiều chiến lược khác nhau để tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Hai trong số những chiến lược phổ biến nhất là đầu tư tăng trưởng (growth investing) và đầu tư giá trị (value investing).
Trong nhiều năm làm việc trong lĩnh vực giao dịch thuật toán, tôi đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của các phương pháp sử dụng các công cụ phân tích như tương quan và tự tương quan để xây dựng các chiến lược giao dịch mạnh mẽ. Hai yếu tố này là cốt lõi trong việc hiểu và dự đoán các xu hướng thị trường, đặc biệt trong những giai đoạn biến động mạnh và không chắc chắn. Tuy nhiên, việc ứng dụng các công cụ này đòi hỏi sự am hiểu sâu sắc về cách thức hoạt động của thị trường, các yếu tố tác động đến chúng và các mối quan hệ giữa các tài sản trong cùng một thời gian.
Xác định cổ phiếu nào là rẻ hay đắt luôn là câu hỏi khó đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là trên thị trường, nơi mà các yếu tố như tình hình chính trị, kinh tế và đặc thù của từng ngành có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá trị cổ phiếu. Việc phân tích giá trị cổ phiếu không chỉ dựa vào các chỉ số tài chính đơn thuần mà còn phải nhìn vào nhiều yếu tố khác nhau. Cùng tìm hiểu cách nhận diện cổ phiếu rẻ hay đắt qua những nguyên tắc và ví dụ thực tế trên thị trường Việt Nam.
Được nghiên cứu và phát triển bởi các chuyên gia từ QMTrade và cộng đồng nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Truy cập ngay!