05/08/2024
2,055 lượt đọc
Mẫu hình giá hai đỉnh, hay Double Top, là một mẫu hình đảo chiều mạnh mẽ xuất hiện tại đỉnh của xu hướng tăng, báo hiệu sự chuyển đổi từ xu hướng tăng sang xu hướng giảm. Đôi lúc, nhiều nhà đầu tư không chú ý tới những dấu hiệu xuất hiện mẫu hình này, dẫn đến việc “mua cao” gây tụt lợi nhuận. Hôm nay, hãy cùng QM Capital tìm hiểu về các đặc điểm và chiến lược giao dịch của mẫu hình này nhé!
Mẫu hình 2 đỉnh, hay Double Top, là một mẫu hình giá đảo chiều thường xuất hiện ở cuối xu hướng tăng, báo hiệu sự chuyển đổi từ xu hướng tăng sang xu hướng giảm. Mẫu hình này bao gồm hai đỉnh có chiều cao tương đương và một đường hỗ trợ (Neckline) kết nối các mức đáy giữa hai đỉnh. Hình dạng của mẫu hình này giống chữ "M".
Mẫu hình 2 đỉnh cho thấy ban đầu phe mua vẫn đang cố gắng đẩy giá lên cao theo xu hướng chính. Tuy nhiên, sau đó, phe bán tham gia thị trường và giá quay đầu giảm, tạo thành đỉnh thứ nhất. Tiếp theo, phe mua lại đẩy giá lên cao nhưng không thể vượt qua mức kháng cự mạnh, tạo thành đỉnh thứ hai.
Mẫu hình này cho thấy động lực của phe mua đã yếu đi, trong khi phe bán đang gom dần để chuẩn bị kéo giá đi xuống. Khi giá phá vỡ (breakout) khỏi đường viền cổ (Neckline), giá sẽ giảm mạnh mẽ. Đây là thời điểm nhà đầu tư có thể vào lệnh bán để đón đầu xu hướng mới.
Nhà đầu tư với lệnh mua đã đẩy giá lên tạo ra một mức cao mới. Tuy nhiên, mức giá này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và sau đó giảm trở lại.
Giá không giảm lâu dài do phe mua thực hiện một nỗ lực khác, tạo ra mức cao tương đương mức cao đầu tiên. Tuy nhiên, đây là tín hiệu giảm giá, bởi vì phe mua không thể đẩy giá lên cao hơn mức cao trước đó. Phe bán đã giữ vững lập trường và đẩy giá trở lại vùng hỗ trợ.
Đường viền cổ là mức giá hỗ trợ quan trọng, nối các mức thấp giữa hai đỉnh. Đây là điểm xác nhận sự hình thành của mẫu hình 2 đỉnh. Khi giá phá vỡ đường viền cổ, điều này xác nhận xu hướng giảm và đánh dấu thời điểm quan trọng trong giao dịch.
Điểm phá vỡ là nơi giá phá vỡ khỏi mức hỗ trợ do đường viền cổ tạo ra và tiếp tục giảm xuống. Sự giảm giá sau điểm phá vỡ xác nhận xu hướng giảm và là yếu tố quan trọng của mẫu hình 2 đỉnh.
Mẫu hình này được hình thành khi có hai đỉnh (1, 3) ở cùng một vùng giá, tạo thành một mức kháng cự mạnh. Đường nằm ngang đi qua đỉnh trung tâm (2) được gọi là đường viền cổ (hay đường Neckline), đóng vai trò như một đường hỗ trợ. Sự hình thành của hai đỉnh cho thấy các nhà đầu tư không thể phá vỡ mức kháng cự này. Khi các nhà đầu tư không còn đủ sức mạnh để đẩy giá lên cao hơn, sự bán tháo có thể xảy ra, làm giá cổ phiếu giảm mạnh. Nhà giao dịch có thể bán cổ phiếu ở mức giá phá vỡ khi xu hướng GIẢM giá được xác nhận, tức là khi giá phá vỡ qua đường viền cổ của mẫu hình.
Vì mẫu hình 2 đỉnh dự báo sự đảo chiều giảm của giá, nhà đầu tư nên tìm điểm bán hợp lý để tránh thua lỗ. Để chắc chắn về sự giảm giá, bạn nên kiên nhẫn chờ đợi giá thực sự phá vỡ đường viền cổ rồi mới vào lệnh. Khi giá đã phá vỡ đường viền cổ, điều này xác nhận xu hướng giảm, giúp bạn đưa ra quyết định giao dịch chính xác.
Cách thực hiện:
Trong một số trường hợp, giá sẽ quay lại kiểm tra (retest) đường viền cổ sau khi đã phá vỡ. Phương pháp này giúp bạn có mức độ an toàn cao hơn, giảm rủi ro so với việc bán ngay khi giá phá vỡ.
Cách thực hiện:
Mặc dù mẫu hình hai đỉnh không đảm bảo tín hiệu chính xác 100%, nhưng với sự lưu ý và kỷ luật trong giao dịch, nhà đầu tư có thể tận dụng được cơ hội từ mẫu hình này. Để có thể thành công trong giao dịch, bên cạnh việc sử dụng các công cụ hữu ích được trang bị trong hệ thống giao dịch của QM Capital, bạn nên kết hợp cả quan sát tâm lý thị trường và tình hình vĩ mô bên ngoài nữa. Chúc các bạn thành công
📌 HÃY XÂY DỰNG VÀ KIỂM THỬ CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH CỦA BẠN TRÊN NỀN TẢNG QMTRADE TRƯỚC KHI SỬ DỤNG TIỀN THẬT ĐỂ TRÁNH NHỮNG RỦI RO KHÔNG ĐÁNG CÓ.
TRẢI NGHIỆM TÍNH NĂNG TẠI: QMTRADE
0 / 5
Trong quant trading (giao dịch định lượng), mọi quyết định mà nhà đầu tư đưa ra đều dựa trên một sự thật cốt lõi: thị trường là bất định. Bạn không thể biết chắc ngày mai giá cổ phiếu sẽ tăng hay giảm. Cũng không thể khẳng định chắc chắn mức độ biến động tuần tới là cao hay thấp. Tất cả những yếu tố này đều mang tính ngẫu nhiên và đó là lý do biến ngẫu nhiên (random variable) trở thành nền tảng không thể thiếu trong bất kỳ mô hình định lượng nào.
Khi nhắc tới toán học, nhiều người hình dung ngay tới những phương trình phức tạp hoặc công thức khô khan. Thế nhưng có một nhánh của toán học không chỉ gần gũi với đời sống mà còn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong rất nhiều lĩnh vực hiện đại, từ kinh doanh, đầu tư, khoa học, y tế, cho đến trí tuệ nhân tạo: đó chính là thống kê (statistics).
Dữ liệu không bao giờ “hiền lành”. Một vài cổ phiếu có thể tăng sốc 50%, 100%, trong khi phần lớn các mã còn lại chỉ quanh quẩn trong biên độ ±5%. Lúc này, nếu bạn dùng trung bình cộng (mean) để đánh giá danh mục, rất dễ bị đánh lừa.
Trong tài chính định lượng (Quantitative Finance), có một khái niệm xuất hiện lặp đi lặp lại trong mọi mô hình liên quan đến định giá, kiểm soát rủi ro, và chiến lược phái sinh: PDE – Partial Differential Equation (phương trình vi phân riêng phần).
Trong đầu tư tài chính, "momentum" (đà tăng giá) đề cập đến xu hướng giá của một cổ phiếu tiếp tục di chuyển theo cùng một hướng trong một khoảng thời gian nhất định. Khi một cổ phiếu bắt đầu tăng giá với tốc độ ổn định và có thanh khoản cao, điều đó thường phản ánh sự ủng hộ mạnh mẽ từ dòng tiền – một yếu tố cực kỳ quan trọng.
Trong đầu tư chứng khoán, “động lượng” (momentum) là một trong những chiến lược kinh điển – tận dụng xu hướng đã hình thành để xác định cơ hội sinh lời. Các nghiên cứu cho thấy, chỉ số momentum của MSCI đã vượt trội so với chỉ số vốn hóa thị trường khoảng 1.4% mỗi năm trong thập kỷ qua. Dưới đây là 5 chỉ báo động lượng phổ biến, cùng ưu – nhược điểm và gợi ý ứng dụng thực tiễn dành cho nhà đầu tư cá nhân.
Được nghiên cứu và phát triển bởi các chuyên gia từ QMTrade và cộng đồng nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Truy cập ngay!